Làm gì khi kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều gây nên nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ vì vậy làm gì khi kinh nguyệt không đều và phương pháp điều trị là những điều mà Phụ Khoa Hằng Thu muốn gửi gắm qua bài viết hôm nay. Cùng đọc ngay nhé.
Kinh nguyệt không đều là gì
Nếu kinh nguyệt của bạn không theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm, đến muộn hoặc thậm chí là vô kinh thì đó là kinh nguyệt không đều.
Biểu hiện của kinh nguyệt không đều
- Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
- Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày với lượng máu kinh bị mất có thể quá nhiều hoặc quá ít với màu sắc bất thường, máu màu đen, lẫn các cục máu đông.
- Lượng máu kinh lúc nhiều, lúc ít, đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi trong thời kỳ kinh nguyệt.
Các trường hợp kinh nguyệt không đều
- Kinh sớm: Kinh nguyệt có thể đến sớm 3 ngày, có khi 7 ngày hoặc thậm chí kinh nguyệt diễn ra 2 lần/tháng.
- Chậm kinh: Thông thường nữ giới hay bị trễ kinh 3-4 ngày, nhưng nếu chậm kinh 10 ngày mà trước đó có hoạt động quan hệ tình dục thì nên nghĩ đến việc có thai.
- Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài > 7 ngày. Lượng máu được tống ra ngoài nhiều hay ít tùy theo nguyên nhân.
- Kinh thưa: Nghĩa là bạn chậm kinh 2 tháng, 3 tháng hay khoảng cách chu kỳ kinh nguyệt cách nhau 5 tháng.
- Vô kinh: Nghĩa là bạn không có kinh trên 6 tháng hoặc 1 năm
Tác hại của kinh nguyệt không đều
- Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi, nhất là những người trên 30 tuổi.
- Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh.
Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, nguy cơ vô sinh - hiếm muộn.
Nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều
- Mang thai gây mất kinh hoặc ra ít máu hoặc những thay đổi về kinh nguyệt mà trước đó bạn có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai, bạn có thể kiểm tra xem mình có thai hay không.
- Thuốc tránh thai nội tiết gây ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều. Thuốc tránh thai gây tình trạng kinh nguyệt không đều.
- Cho con bú do sữa mẹ có chứa nhiều prolactin ức chế hormon sinh sản dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú.
- Tiền mãn kinh ở tuổi 40 hoặc có thể sớm hơn dẫn đến lượng Estrogen dao động làm cho chu kỳ kinh dài hơn hoặc ngắn hơn.
- Hội chứng đa nang buồng trứng do lượng Androgens tăng lên có thể gây mất kinh hoặc ra máu nhiều hơn khi có kinh.
- Bệnh tuyến giáp dẫn đến suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến kinh nguyệt dài hơn, nhiều hơn và gây đau bụng hơn.
U xơ tử cung khiến khối u cơ phát triển trong thành tử cung làm kinh nguyệt ra rất nhiều, gây đau và gây thiếu máu.
- Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội khi có kinh, khiến kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu và chảy máu giữa các kỳ kinh đây chính là nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều.
- Thừa cân tác động đến các Hormon và mức Insulin gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.Tăng cân nhanh cũng gây kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
- Rối loạn ăn uống và sụt cân quá nhanh làm cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc cản trở sản sinh Hormon ảnh hưởng đến việc rụng trứng.
- Tập thể dục quá sức gây trở ngại cho các Hormon chịu trách nhiệm về kinh nguyệt gây kinh nguyệt không đều.
- Stress làm cho quá trình tiết dịch và rụng trứng không ổn định, gây tình trạng kinh nguyệt không đều.
- Tác dụng phụ của thuốc như: Thuốc tuyến giáp, Thuốc chống đông máu, Thuốc chống trầm cảm, Thuốc hóa trị, Thuốc động kinh, Thuốc Aspirin và Ibuprofen.
- Ung thư cổ tử cung gây ra máu giữa kỳ hoặc kinh nguyệt ra nhiều.
Cách điều trị kinh nguyệt không đều
- Dùng thiết bị hiện đại để soi âm đạo có bị bệnh phụ khoa hay không đẻ có phương pháp điều trị kịp thời.
- Kiểm tra ổ bụng, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng có vấn đề gì không. Kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể.
- Tăng cường tập luyện thể dục giúp cho chị em có một hệ tuần hoàn và trao đổi chất tốt giúp loại bỏ những rối loạn nội tiết.
- Uống nhiều nước 2 lít nước mỗi ngày.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như bia rượu, hút thuốc lá vì đây là những thứ gây hại đến sức khỏe khiến cho kinh nguyệt không đều.
Tham khảo: Điều Kinh HT
Điều Kinh HT liệu pháp điều kinh dành cho hàng ngàn chị em phụ nữ đã tin dùng và được chữa khỏi. Còn bạn thì sao?
Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Làm gì khi kinh nguyệt không đều và phương pháp điều trị là gì chị em nên đến bệnh viện cũng như các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời khi có bệnh cũng như tham khảo liệu pháp của Phụ Khoa Hằng Thu là Điều Kinh HT.
Không có bình luận nào cho bài viết.
Viết bình luận