Viêm âm đạo do nấm Candida là một bệnh lý phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ. Nhiễm nấm Candida có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trong cơ thể, g&
Triệu chứng nhiễm nấm Candida ở nữ
Viêm âm đạo do nấm Candida là một bệnh lý phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ. Nhiễm nấm Candida có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trong cơ thể, gây viêm nhiễm cục bộ hoặc ảnh hưởng rộng lớn tùy vào sức khỏe tổng thể của người bệnh. Bị nấm âm đạo là bệnh lý phổ biến nhưng thực tế có rất nhiều người thường chủ quan, nhầm lẫn căn bệnh này với nhiều bệnh lý phụ khoa khác, dẫn đến hậu quả không điều trị kịp thời. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp người đọc nhận biết các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm nấm Candida ở nữ rõ ràng nhất.
Viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida là gì?
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm âm đạo - âm hộ với các biểu hiện là ngứa ngáy, sưng đỏ, tiết dịch trắng vón cục và khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa này, trong đó viêm âm đạo do nấm là một nguyên nhân phổ biến nhất. Đặc biệt là do nhiễm nấm men Candida albicans. Đây là những loại nấm rất phổ biến, sống ở khắp mọi nơi, trên cơ thể người nấm candida thường xuất hiện ở da, vùng miệng, đường tiêu hóa và vùng sinh dục.
Nấm men Candida là một loại nấm thông thường sẽ không gây bệnh trong môi trường âm đạo cân bằng và khỏe mạnh. Tuy nhiên khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng độ pH, lớp bảo vệ bị phá vỡ và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển gây bệnh. Tùy vào vị trí bị nhiễm nấm mà các biểu hiện bệnh sẽ khác nhau. Theo nghiên cứu, khoảng 80% chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ bị viêm âm đạo do nấm. Bệnh này điều trị khá dễ dàng và nhanh chóng, tuy nhiên lại dễ tái phát nhiều lần nếu không biết vệ sinh đúng cách.
Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida âm đạo ở chị em, nhưng thường nấm Candida trong âm đạo phát triển khi mức độ cân bằng giữa vi khuẩn và lượng nấm men không còn cân bằng mà bị phá vỡ.
Lượng Estrogen tăng cao: Những chị em có nồng độ Estrogen tăng cao như phụ nữ mang thai sử dụng hormone estrogen hay sử dụng thuốc tránh thai estrogen liều cao.
Phụ nữ mắc đái tháo đường: Thường đối tượng này kiểm soát lượng đường huyết không hiệu quả khiến nấm men sinh sôi và phát triển.
Dùng kháng sinh: có khoảng 30% chị em bị nhiễm nấm âm đạo sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.
Hệ miễn dịch suy yếu: Những chị em phải điều trị bằng corticosteroid sẽ khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng và suy yếu, lúc này sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ. Hệ miễn dịch suy yếu còn gặp ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV.
Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Chị em thường xuyên vệ sinh vùng kín, thế nhưng không phải cách vệ sinh nào cũng đúng. Viêc vệ sinh quá nhiều lần, thụt rửa quá sâu, dùng những loại nước vệ sinh vùng kín có tính sát khuẩn cao… sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và ph âm đạo khiến nấm âm đạo tăng đột biến.
Ngoài ra một số các nguyên nhân như: xây dựng chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt tình dục không lành mạnh, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng sẽ khiến nấm Candida tăng mạnh gây viêm nhiễm.
Triệu chứng nhiễm nấm Candida ở nữ
Ngứa và khó chịu là triệu chứng điển hình của nhiễm nấm âm đạo. Ngoài các triệu chứng trên, bạn cũng có thể gặp bất kỳ hoặc tất cả những triệu chứng sau đây:
- Nóng, đỏ và sưng âm đạo và âm hộ (phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ)
- Đau hoặc rát khi bạn đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Dịch âm đạo đặc, màu trắng, không mùi.
- Dịch âm đạo tiết nhiều.
Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Các triệu chứng của nhiễm nấm men tương tự như các tình trạng nghiêm trọng khác, bao gồm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn âm đạo ( nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn trong môi trường âm đạo). Việc chẩn đoán chính xác đóng vai trò quan trọng để có thể điều trị tốt nhất.
Tham khảo chữa trị Nấm Candida tại nhà.
Không có bình luận nào cho bài viết.
Viết bình luận